Theo chuyên gia dinh dưỡng cho bà bầu : Hiện tượng són tiểu không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Khi thai càng phát triển chèn ép lên bàng quang gây nên tình trạng són tiểu. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này và các một số cách khắc phục tình trạng này.
Phân biệt són tiểu và rỉ ối

Bà bầu cần có kiến thức để phân biệt 2 hiện tượng này, để luôn giữ cho mình một sức khỏe ổn định và một thai kỳ an toàn:

Rỉ ối: Khi túi ối bị vỡ, ối sẽ tràn ra với số lượng khá nhiều từ vùng kín. Nước ối có xu hướng chảy ra ngoài khi bạn đứng dậy hoặc sau khi bạn ngồi hay nằm, dù bạn đã thao tác chậm rãi và cẩn thận. Nước ối thường trong, mặc dù nó có thể kèm theo mủ hoặc máu. Nước ối không có mùi.

Són tiểu: Nước tiểu tự động thoát ra ngoài khi bạn cười hoặc đột nhiên nằm. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.
Sản sinh progesterone

Để chuẩn bị cho việc sinh con, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh hormone progesterone. Đây là một loại hormone có khả năng giãn cơ xương đáy chậu, đồng thời, cũng sẽ khiến cơ thể khó ngăn cản dòng chảy của nước tiểu hơn.

Sinh con

Có thể bạn quan tâm: Cho con bú đúng cách

Sinh con có thể làm suy yếu hoặc thậm chí là tổn thương xương đáy chậu, khiến cho chứng tiểu són nhẹ có thể tiếp tục trong những tháng tiếp theo. Vì thế, ngay từ khi mang bầu, mẹ bầu nên bắt đầu tập luyện một số bài tập cho các cơ bắp thiết yếu này.

Kéo giãn cơ đáy xương chậu

Hiển nhiên rằng việc mang thai và sinh con sẽ làm suy yếu cơ đáy xương chậu, khiến cơ này bị kéo giãn quá mức. Để trở lại hình dáng ban đầu trước khi mang thai, cơ thể cần một thời gian nhất định, kể cả khi bạn thực hiện các bài tập hồi phục vùng cơ này. Tương tự, triệu chứng tiểu són không thể biến mất ngay lâp tức sau khi bạn sinh con xong, mà sẽ biến mất từ từ.
Khắc phục
Són tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.
Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ. Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.
Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.