1. Tại sao cần tên miền?
Như chúng ta đã biết, internet là một mạng máy tính toàn cầu, gồm hàng ngàn, hàng triệu các mạng nhỏ liên kết lại với nhau. Trong mạng internet có hàng ngàn tỉ máy tính.
Để hoạt động được trong mạng internet, mỗi máy tính có 1 định danh gọi là IP (Internet Protocol), ví dụ: IP 173.194.72.121 Trước đây, chúng ta sử dụng IPv4, IP có độ dài 32bit => quản lý được 2^32, bằng khoảng 4 tỉ IP. Con số này đang dần không đủ cho nhu cầu thế giới hiện nay. Do đó, IPv6 đang được áp dụng, trong đó, IP có độ dài 128 bit => quản lý được 2^128, bằng khoàng 340 tỉ tỉ tỉ IP. Đối với máy tính, việc quản lý tài nguyên mạng theo IP rất dễ dàng, nhưng đối với con người, để nhớ được những địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn, vì thế, người ta sử dụng tên miền (domain) để thay thế cho những con số (IP) vô hồn kia. – Xem thêm cách mua hosting giá rẻ
Để bạn dễ hình dung, bạn hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống, IP giống như tọa độ của văn phòng đó. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ (nhưng đối với máy tính thì việc quản lý theo tọa độ lại dễ dàng hơn!)
Một địa chỉ IP (gọi tắt là 1 IP) có thể tương ứng với nhiều domain name, và ngược lại, 1 domain name có thể trỏ đến nhiều IP khác nhau. Bạn hiểu đơn giản thế này, một IP ( hay 1 Server) có thể chứa nhiều website (mỗi website coi như 1 domain name); và ngược lại, với website lớn như google.com thì phải có phiều (hàng triệu) máy chủ để xử lý thông tin
>>>>>> Thuê vps giá rẻ ở đâu
=> Để quản lý việc tương ứng giữa domain name và IP đó, người ta dùng hệ thống máy chủ chuyên để quản lý tên miền (Domain Name System – hay DNS).
2. Cấu trúc tên miền và phân loại tên miền
Cấu trúc tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.). Trước đây, các thành phần đó chỉ có thể là các ký tự ASCII (tiếng Việt không dấu, gồm cả chữ và số), nhưng bây giờ đã xuất hiện cả tên miền là tiếng Việt có dấu (nhưng không phổ biến).
Để phân loại tên miền, người ta chú ý từ các thành phần cuối trở lại (ví dụ tên miền abc.com.vn – thì chú ý từ vn => com => abc. Có thể phân loại tất cả các tên miền trên thế giới thành 4 loại sau:
Tên miền quốc tế (cấp cao nhất): là các tên miền dạng abc.xxx – ví dụ: acbtinhco.com, trong đó: abc là tên riêng do người dùng chọn, còn xxx là các ký tự quy ước (ví dụ: .COM, .NET,..).
Tên miền này do tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN quản lý. Giá mua và gia hạn 1 tên miền khoảng từ 1$ đến 14$/năm. Tên miền quốc gia (cấp cao nhất): là các tên miền dạng abc.yy – ví dụ: danxaydung.vn; trong đó: abc là tên riêng do người dùng chọn, còn yy là các ký tự quy ước đối với từng quốc gia. Tên miền này do tổ chức quản lý tên miền của từng quốc gia riêng biệt quản lý, ví dụ Việt nam là do Trung tâm internet Việt nam VNNIC (Bộ Thông tin và Truyền thông). Giá mua và gia hạn 1 tên miền khoảng từ 35$/năm (700 ngàn/năm! đắt vãi chưởng!).
Tên miền quốc gia (cấp 2): là những tên miền dạng: abc.xxx.yy – ví dụ: 24h.com.vn trong đó: abc là tên riêng do người dùng chọn, xxx là các ký tự quy ước (ví dụ: .COM, .NET,..), còn yy là các ký tự quy ước đối với từng quốc gia. Tên miền này do tổ chức quản lý tên miền của từng quốc gia riêng biệt quản lý (giá cũng đắt vãi chưởng!).
Tên miền con (subdomain, cấp 2, 3,…) – ví dụ: ptc.acbtinhco.com: là những tên miền con của các tên miền trong 3 loại trên, ví dụ bạn có tên miền abc.xxx thì các tên miền con đó có dạng: zzz.abc.xxx – trong đó zzz là tùy bạn chọn. Và đương nhiên nếu bạn làm chủ tên miền abc.xxx thì bạn cũng làm chủ các tên miền con kia.
Chốt lại, tên miền là bộ mặt của bạn trên internet, trước khi mọi người vào tên miền của bạn để xem nội dung.Việc sở một tên miền riêng là cần thiết (nếu bạn tham gia hoạt động kinh doanh thì ko phải cần thiết nữa mà là bắt buộc!). Khi bạn đã có một tên miền đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của bạn một cách rất chuyên nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của một công ty như sales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là một địa chỉ email tencongty@yahoo.com.
Ngoài ra, dựa vào sự so sánh sơ bộ về giá cả và thủ tục mua tên miền Việt nam (.vn) và tên miền quốc tế, chốt lại: nếu không có lý do bắt buộc nào đó thì đừng bao giờ chọn mua tên miền Việt nam