Cháo đậu xanh nấu đúng cách sẽ bao gồm gạo, đậu xanh thịt, tôm hoặc trứng và các loại rau gia vị như hành, tía tô… Một tô cháo đậu xanh có thể cung cấp ít năng lượng hơn so với một tô hủ tíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng đa dạng và cân đối hơn nhiều. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, món cháo đậu xanh còn có tác dụng gia tăng miễn dịch, gia tăng đề kháng, tăng thải độc qua đường gan, thận và các tuyến mồ hôi. Cháo đậu xanh có thể dùng cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, thậm chí cho cả những người đang mắc các bệnh mãn tính không lây như tiểu đường, huyết áp, tim mạch… mà vẫn đảm bảo về tính an toàn.

tac-dung-cua-dau-xanh-voi-tre-nho
Giải rượu: nấu cháo đậu xanh, ăn khoảng vài bát giúp toát mồ hôi ra ngoài.

Giải trừ chất độc khi ngộ độc thức ăn: Hòa bột đậu xanh với nước sôi để nguội, cho uống 1 cốc; hoặc có thể sử dụng 100g đậu xanh, 100g cam thảo sống, đổ nước vào đun lấy nước uống 2 lần/ngày.

Có thể bạn quan tâm: Cách nấu chè đậu xanh tại nhà cực ngon

Chữa trị viêm đường ruột: Những người bị kiết lỵ hay viêm ruột có thể lấy bột đậu xanh trộn đều với nước mật lợn, để khô lại cho chút nước ấm vào nhào đều và sao vàng, sau nghiền bột mịn, chia 3 lần uống trong ngày.
Đậu xanh dồi dào vitamin và khoáng chất: Bên cạnh các loại vitamin C, A, K, E, B-6, folate, niacin, thiamin, riboflavin … , còn có nhiều khoáng chất như canxi, sắt, mangan, kẽm … được tìm thấy trong đậu xanh.
Không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn đậu xanh. Vì tại thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé còn yếu, nếu bổ sung đậu xanh cho bé sẽ làm cho bé bị đầy bụng, khó chịu.

– Chỉ bổ sung đậu xanh vào thực đơn của bé 2 – 3 lần/tuần.

– Bé dưới 5 tuổi chỉ nên dùng loại đậu xanh cà vỏ, không dùng đậu xanh chưa bóc vỏ, vì vỏ đậu xanh rất cứng, chứa hàm lượng chất xơ và protein quá cao, sẽ không tốt cho dạ dày của bé.