Lễ Hội Bà Chua Kho đang được rất nhiều người đông đảo quan tâm trong dịp lễ tết này. Họ đi chùa với mong muốn xin lộc rơi lộc vãi tại nơi đây. Lễ hội Bà Chúa kho được dân gian truyền tụng là “ngân hàng vàng mã’ và rất linh thiêng.
Tín ngưỡng Bà Chúa Kho
Trong hệ thống thần linh của tín ngưỡng người Việt thì hình tượng Bà Chúa Kho rất độc đáo. Bà vừa là một nhân vật huyền thoại, vừa là một nhân vật lịch sử. Việc suy tôn Bà có sự hội tụ của truyền thống sùng bái nữ thần và sự tôn vinh người anh hùng có công khai phá đất đai, gây dựng cộng đồng, hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Ở nước ta có 3 Bà Chúa Kho được phong Phúc Thần, đó là Bà Chúa Kho ở Nam Định, Bà Chúa Kho ở Giảng Võ (Hà Nội), và nổi tiếng nhất là Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh.
Xem tu vi nam 2018 do có tiếng thiêng lâu đời, nên yếu tố tâm linh và sự phong phú về đồ lễ ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) thì hiếm ngôi đền nào trên cả nước sánh được. Mặc dù tiền vay-tiền trả đều chỉ là vàng mã, tức là chỉ mang tính ước lệ, nhưng giá của những thứ đó có thể lên đến hàng triệu tiền thật. Bởi người ta quan niệm rằng, đồ lễ hậu hĩnh để vừa làm đẹp lòng thần thánh, vừa kỳ vọng trong làm ăn thực tế sẽ đạt được lợi nhuận tương xứng với mức chi phí đã bỏ ra.
– Điều đó đã tạo cho hệ thống đồ lễ có hẳn một thang bậc quy tắc: vàng đỏ cho đức thánh Trần, vàng xanh cho ban Chúa, cành vàng lá ngọc bằng giấy trang kim dâng lên Mẫu, đôi ngựa hầu bằng giấy phất nan tre cúng vào ban Quan Tam phủ… tất cả được thiêu thành tro để gửi về nơi thánh thần. Còn các lễ mặn như thịt lợn, thịt gà; các lễ chay như xôi, oản, hoa quả… sau khi lễ xong thì chia cho mọi người đem về thụ hưởng coi như lộc Bà Chúa Kho ban.
Hành động “vay- trả” thể hiện cảm quan duy tâm vốn phổ biến trong giới kinh doanh người Việt và Á Đông. Việc đi lễ đền Bà Chúa kho mang đến cho họ một tâm thế tự tin để khởi sự công việc trong năm vì sẽ có thần linh phù hộ. Mặt khác, nguyên tắc đã “vay” thì có “trả” được những người đi lễ ý thức như một cam kết tâm linh, khiến họ không ngừng cố gắng vươn lên để giữ “chữ tín” với Bà Chúa Kho. Với ý niệm này, tâm linh và thế tục đã có sự hòa quyện.
Sự tích Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Tương truyền, bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076) do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Bà còn có công chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.
Sau này bà trở thành hoàng hậu dưới triều Lý, giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc sát hại trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền Bà Chúa Kho tại vị trí kho lương cũ trên Núi Kho.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh
Theo chon tuoi xong nha hàng năm, tuy 14 tháng Giêng là ngày chính của Lễ hội Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, kéo dài trong cả tháng Giêng, cụ thể là từ sau khi kim đồng hồ chuyển qua thời khắc giao thừa, thì dòng người lại đổ về đền Bà Chúa Kho nườm nượp.
– Có người cầu an, cầu lộc, nhưng đa phần đến để “vay vốn” Bà Chúa Kho, mong cho một năm vốn liếng dồi dào, làm ăn phát đạt… Tâm lý “vay vốn” của người dân cũng bắt nguồn từ những huyền tích xưa, và được củng cố thêm rằng “dù trải qua kháng chiến ác liệt thì đền Bà Chúa Kho vẫn trụ vững”.
Nghi thức “vay vốn” cũng rất rõ ràng, người ta ghi trong sớ là vay bao nhiêu, làm gì, và bao lâu sẽ trả. Thậm chí có người còn hứa là vay 1 trả 3, trả 10… với quan niệm đã vay thì phải trả, nên dù có làm ăn tốt hay không, người ta vẫn giữ đúng lời hứa, tức là tạ lễ cuối năm ở đền Bà Chúa Kho.
Trong dịp lễ hội, xung quanh đền Bà Chúa Kho có hàng trăm cửa hàng bán đồ cúng tế, đông đúc người vào ra. Mâm lễ được khách hành hương mua sắm tùy tâm, khi đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, cầu kỳ thì con gà đĩa xôi, hay một mâm ngũ quả đủ đầy… chủ yếu là thành tâm cầu khấn.
Nguồn: bongda.edu.vn tổng hợp